Trực tuyến : 6 |
|
Tổng truy cập : 1237137 |
5 Công nghệ đúc phổ biến
Ngày nay đúc kim loại được sử dụng để tạo ra hàng ngàn chi tiết khác nhau ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực công ngiệp như chế tạo máy, chế tạo phương tiện giao thông vận tải, dầu khí, hàng hải, xi măng…
Ưu điểm và nhược điểm của đúc kim loại
Ưu điểm:
- Phương pháp đúc có thể chế tạo sản phẩm từ các loại vật liệu khác nhau: kim loại đen (gang, thép,.. kim loại mài: nhôm, đồng, đúc vật liệu phi kim loại: đúc các tượng từ thạch cao, xi măng)
- Vật đúc có thể từ vài gam tới vài tấn như các thân máy búa, các bệ máy..
- Vật đúc có hình dạng, kết cấu phức tạp như thân máy công cụ, vỏ động cơ, .. mà các phương pháp khác khó gia công hoặc không thể chế tạo được
- Có thể đúc được nhiều lớp kim loại khác nhau trong một vật đúc
- Giá thành chế tạo vật đúc rẻ vì vốn đầu tư ít, tính chất sản xuất linh hoạt, năng suất tương đối cao. Có khả năng cơ khí hóa và tự động hóa.
- Đúc cũng được sử dụng trong việc chế tạo các sản phẩm mang tính nghệ thuật, trang trí: chân ốp trụ điện, chuông nhà thờ, đúc tượng đài.
Nhược điểm:
- Độ chính xác về hình dáng kích thước và đồ bóng không cao
- Tốn kim loại cho hệ thống rót, đậu ngót, đậu hơi
- Tốn kim loại do chiều dày thành vật đúc lớn hơn so với rèn hoặc hàn.
- Dễ gây ra những khuyết tật như thiếu hụt, rỗ khí, ngậm xỷ, thiên tích, cháy cát
- Điều kiện làm việc nặng nhọc. Khi đúc trong khuôn cát thường có năng suất không cao.
Công nghệ đúc khuôn cát tươi
Khuôn cát tươi được dùng đầu tiên trong côngnghệ đúc khuôn cát. Vật liệu để làm khuôn là cát sét nước. Khuôn cát tươi có đặc điểm dễ sử dụng, sẽ cho bề mặt vật đúc bóng nếu hạt cát mịn. Tuy nhiên quá trình làm khuôn phải đánh động mẫu để thoát mẫu nên sản phẩm đúc sẽ có độ dôi gia công lớn.
Công nghệ đúc khuôn cát khô
Trong công nghệ khuôn khô thì nếu như khuôn tươi được đem sấy trong lò sấy khoảng 5h trước khi rót cũng được gọi là một loại khuôn khô. Ở đây xin giới thiệu với các bạn công nghệ khuôn cát nước thuỷ tinh đóng rắn bằng khí cácboníc. Nước thuỷ tinh hay còn gọi là dung dịch silicat natri được trộn vào cát rồi đem giã khuôn. Sau khi khuôn đã giã xong thì xịt khí cácboníc để khuôn rắn lại. Đó là do phản ứng hoá học giữa silicat natri và khí cácboníc và nước ( phản ứng giữa kiềm và axit) Công nghệ khuôn cát nước thuỷ tinh dễ làm, dễ sử dụng, sản phẩm có độ dôi gia công ít hơn, khuôn rắn chắc đã được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các công ty đúc trên toàn quốc. Chỉ có nhược điểm là vấn đề tái sinh cát là phải lưu ý.
Công nghệ đúc khuôn mẫu cháy
Đây là công nghệ thuộc vào hàng mới hơn so với phương pháp truyền thống. Để đúc một sản phẩm, chúng ta cần chế tạo sản phảm đó bằng polyesteron, sau đó cho vào khuôn và đổ cát khô vào, kết hợp với việc hút chân không, khuôn sẽ cứng vững. Khi rót kim loại vào khuôn, mẫu Polyesteron sẽ cháy và kim loại lỏng điền đầy khuôn. Ngoài ra với công nghệ làm lõi khô và thiêu kết được làm trên máy tự động cho năng suất và hiệu quả cao.
Công nghệ đúc khuôn cát nhựa
Đây là công nghệ mới với cát đã được nhà máy sử lý bao bọc 1 lớp nhựa. Khi sản xuất đem trộn cát với axit formaldehit, sẽ được khuôn cát nhựa đóng rắn nguội, hoặc khuôn cát đem nung nóng sẽ được khuôn cát nhựa đóng rắn nóng.
Công nghệ đúc Furan
Đây là dây chuyền công nghệ mà các công ty Nhật bản ưa chuộng vì cát sẽ được trộn với nhựa Furan và axit, khuôn sẽ đóng rắn rất tốt, sản phẩm có độ nhẵn bóng bề mặt nhưng vấn đè khó khăn là ô nhiễm môi trường làm việc vì mùi nhựa Furan rất độc.